CHA MẸ LÀM GÌ KHI TRẺ NÔN , SỐT VÀ ĐAU BỤNG

Đăng lúc: 16:32:55 10/05/2022 (GMT+7)

Hiện nay có nhiều cha mẹ chia sẻ về việc con phải đi khám bệnh vì nôn , sốt và đau bụng. Có nhiều nguyên nhân gây nôn, sốt ở trẻ em. Tuỳ theo từng nhóm nguyên nhân khác nhau mà tình trạng của trẻ có thể diễn biến cấp tính trong vài ngày hoặc kéo dài nhiều tuần đến nhiều tháng. Đau bụng và nôn cấp tính nhiều khi là các dấu hiệu chỉ điểm của nhiều bệnh nguy hiểm cần phải được can thiệp khẩn cấp và điều trị hợp lý tránh các biến chứng do tình trạng bệnh kéo dài.

Hiện nay có nhiều cha mẹ chia sẻ về việc con phải đi khám bệnh vì nôn , sốt và đau bụng. Có nhiều nguyên nhân gây nôn, sốt ở trẻ em. Tuỳ theo từng nhóm nguyên nhân khác nhau mà tình trạng của trẻ có thể diễn biến cấp tính trong vài ngày hoặc kéo dài nhiều tuần đến nhiều tháng. Đau bụng và nôn cấp tính nhiều khi là các dấu hiệu chỉ điểm của nhiều bệnh nguy hiểm cần phải được can thiệp khẩn cấp và điều trị hợp lý tránh các biến chứng do tình trạng bệnh kéo dài.
Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để cha mẹ có thể biết phải làm gì khi trẻ bị sốt kèm với nôn nhé!
1. MỘT SỐ BỆNH CÓ THỂ GẶP KHI TRẺ NÔN, SỐT VÀ ĐAU BỤNG:
- Trẻ bị nôn trớ và sốt nhẹ, kèm theo hiện tượng tiêu chảy. Là biểu hiện của một số bệnh đường ruột như là: tiêu chảy cấp do Rota virus, nhiễm khuẩn đường ruột, vi rút, kí sinh trùng, ngộ độc thức ăn nhẹ, viêm dạ dày do vi khuẩn.
-Trẻ bị sốt, nôn và kèm theo hiện tượng đau đầu: Là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm. Có thể kể đến như: viêm màng não do vi khuẩn, nhiễm trùng não.
-Trẻ bị sốt và nôn kèm đau bụng liên tục có thể là do bệnh lồng ruột, viêm ruột thừa, tắc ruột…

2. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em

Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em là do:

-Thường do virus.

- Một số ít trường hợp là do vi khuẩn và ký sinh trùng.

- Hoặc do dùng kháng sinh bừa bãi, kéo dài.

- Hoặc do rối loạn tiêu hóa hấp thu ở ruột khi đổi loại sữa hay thói quen sinh hoạt



 

3. Triệu chứng của bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Khi trẻ bị tiêu chảy, có thể xuất hiện các triệu chứng sau đây:

-Trẻ có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn.

- Trẻ đi ngoài phân lỏng, màu vàng hoặc xanh, có thể kèm theo nhầy mủ, máu hoặc thức ăn không tiêu.

- Trẻ buồn nôn, nôn ói ra thức ăn.

- Trẻ có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao, đôi khi sốt cao gây co giật.

- Trẻ đau bụng, quấy khóc.

- Trẻ mót rặn.

 - Các biểu hiện của tình trạng mất nước như: vật vã, bứt rứt hay nặng hơn là li bì khó đánh thức, thóp lõm (với trẻ nhũ nhi), mắt trũng, môi khô, tiểu ít, khát nước đòi uống liên tục, dấu véo da mất chậm. Tình trạng mất nước nặng có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

4. Trẻ bị sốt và nôn nên làm gì? Chăm sóc trẻ là một hành trình cần nhiều sự kiên nhẫn, nhất là khi trẻ còn nhỏ tuổi vẫn chưa biết phải diễn tả cảm cảm giác của mình ra sao.

– Cha mẹ hãy quan sát nếu xuất hiện hiện tượng như sốt và nôn, kêu đau bụng. Bên cạnh đó cũng có thể có những biểu hiện của việc rối loạn tiêu hóa như: đầy bụng, chướng bụng, chán ăn nên đưa bé đến thăm khám tại cơ sở y tế để nhanh chóng phát hiện vấn đề và điều trị.

- Cần cho trẻ uống nước đủ để tránh cho trẻ bị mất nước khi nôn hay tiêu chảy nhiều. Tốt nhất là cho trẻ uống dung dịch bù nước và điện giải (Oresol).

- Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa trong giai đoạn bệnh và cho ăn trở lại bình thường và ăn nhiều hơn khi trẻ hồi phục.

– Đây là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm nên tránh trường hợp coi nhẹ biểu hiện bất thường và nghĩ trẻ đang giả vờ.

– Khi chưa thăm khám không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ. Việc dùng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc không theo hướng dẫn làm giảm triệu chứng của những bệnh nguy hiểm. Điều này có thể cản trở việc phát hiện sớm những diễn biến xấu có thể xảy ra.

- Nôn trớ và tiêu chảy có thể làm gia tăng lây nhiễm trong gia đình. Cha mẹ nên chú ý phòng ngừa lây nhiễm trong gia đình và người xung quanh bằng cách rửa tay với nước và xà phòng sau khi thay bỉm, quần áo cho trẻ, trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, cho trẻ bệnh nghỉ học giúp hạn chế lây lan.

5. Biểu hiện cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức     Việc thăm khám sớm là vô cùng quan trọng với sức khỏe của trẻ nhỏ. Khi xuất hiện những dấu hiệu dưới đây cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện:

– Trẻ bị sốt. Nhiệt độ sốt khoảng 38,5 độ C, sốt nhiều ngày liên tục, đôi khi có thể lên đến hơn 39 độ

– Trong chất nôn của trẻ có những màu bất thường như màu đỏ của máu, màu xanh của mật,…

– Trẻ sơ sinh nôn ói nhiều, không bú, bỏ bú

– Liên tục nôn ói trong nhiều giờ, nôn trớ không ngừng, cứ ăn là nôn

– Những biểu hiện đi kèm như là: khô miệng, không đi tiểu trong 6 đến 8 giờ với trẻ em đã lớn hay không ướt tã ở trẻ nhỏ trong khoảng 4 -6 tiếng.

– Ôm bụng, kêu đau bụng nhiều

– Phân có máu

– Liên tục quấy khóc, khóc nhiều hoặc nằm li bì không tỉnh táo
Khi phát hiện những dấu hiệu trên cha mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện. Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý cho trẻ uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ
Nguồn : Bệnh viện Nhi Trung Ương

 
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)