Phẫu thuật gắp xương cá đâm thủng ruột non cho bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa Thọ Xuân
Đăng lúc: 14:49:53 15/03/2023 (GMT+7)
Đêm ngày 28/02/2023 Bệnh viện đa khoa Thọ Xuân tiếp nhận trường hợp bệnh nhân P.D.K 37 tuổi thường trú tại Xã Nam Giang- Thọ Xuân. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phúc mạc chưa rõ nguyên nhân và được giải thích mổ nội soi. bộc lộ kỹ phát hiện có dị vật là xương cá xuyên qua thành ruột kích thước khoảng 25x4mm
Bệnh nhân bị bệnh ngày thứ 3, ở nhà bệnh nhân đau bụng âm ỉ quanh rốn, hố chậu phải thi thoảng trội thành cơn, buồn nôn không nôn, mệt, ăn uống kém, sốt nhẹ, sốt nóng. Ở nhà đã dùng thuốc nhưng không đỡ.
Qua thăm khám và làm các xét nghiệm, siêu âm thấy thành ruột non dày trên diện rộng, ổ bụng có ít dịch. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phúc mạc chưa rõ nguyên nhân và được giải thích mổ nội soi.
Khi nội soi ổ bụng ở hố chậu phải có ít dịch. Đặc biệt, qua quan sát các bác sĩ phát hiện hồi tràng (đoạn cuối ruột non) có ít giả mạc, bộc lộ kỹ phát hiện có dị vật là xương cá xuyên qua thành ruột kích thước khoảng 25x4mm. Các Bác sĩ đã tiến hành lấy xương cá, làm sạch tổn thương, khâu lỗ thủng ruột non qua nội soi ổ bụng đồng thời cắt bỏ ruột thừa.
Theo các bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện đa khoa Thọ Xuân, đây là trường hợp hiếm gặp vì thông thường xương và dị vật khác dễ mắc ở vùng hầu họng, thực quản. Trường hợp các di vật này đi xuống ruột dễ đâm thủng ruột dẫn đến việc chẩn đoán và điều trị khó khăn khi bệnh nhân không nhớ rõ tiền sử ăn uống.
Qua thăm khám và làm các xét nghiệm, siêu âm thấy thành ruột non dày trên diện rộng, ổ bụng có ít dịch. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phúc mạc chưa rõ nguyên nhân và được giải thích mổ nội soi.
Khi nội soi ổ bụng ở hố chậu phải có ít dịch. Đặc biệt, qua quan sát các bác sĩ phát hiện hồi tràng (đoạn cuối ruột non) có ít giả mạc, bộc lộ kỹ phát hiện có dị vật là xương cá xuyên qua thành ruột kích thước khoảng 25x4mm. Các Bác sĩ đã tiến hành lấy xương cá, làm sạch tổn thương, khâu lỗ thủng ruột non qua nội soi ổ bụng đồng thời cắt bỏ ruột thừa.
Theo các bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện đa khoa Thọ Xuân, đây là trường hợp hiếm gặp vì thông thường xương và dị vật khác dễ mắc ở vùng hầu họng, thực quản. Trường hợp các di vật này đi xuống ruột dễ đâm thủng ruột dẫn đến việc chẩn đoán và điều trị khó khăn khi bệnh nhân không nhớ rõ tiền sử ăn uống.
Các bác sĩ khuyến cáo trong quá trình ăn uống, nhất là các thực phẩm có nguy cơ hóc dị vật như các loại xương cá to, trái cây có hạt cứng, xương sụn, xương gà, vịt, lợn… nên ăn chậm, nhai kỹ, không đùa giỡn khi ăn.
Khi bị hóc xương cá, không nên chữa theo mẹo dân gian như cố nuốt cục cơm lớn bởi các xương to hoặc xương sắc nhọn dễ đâm thủng mạch máu, thực quản… Cách tốt nhất khi hóc xương cá hay dị vật khác nên đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị sớm để tránh các biến chứng có thể xảy ra./
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
Các tin khác
- PHẪU THUẬT ĐỤC THỦY TINH THỂ BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHACO – HÀNH TRÌNH TÌM LẠI ÁNH SÁNG CHO NGƯỜI BỆNH
- Phẫu thuật gắp xương cá đâm thủng ruột non cho bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa Thọ Xuân
- BỆNH WHITMORE- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VÀ 7 KHUYẾN CÁO CỦA BỘ Y TẾ ĐẾN NGƯỜI DÂN
- Những BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM của ADENOVIRUS với trẻ nhỏ và cách nhận biết, phòng bệnh cho trẻ
- KÉO GIÃN CỘT SỐNG TRONG ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM TẠI BỆNH VIỆN ĐK THỌ XUÂN
- Tập huấn kỹ năng Giao tiếp ứng xử và triển khai duy trì 5S tại Bệnh viện đa khoa Thọ Xuân
- Các bài tập thở giúp cho bệnh nhân COVID-19 giảm khó thở khi điều trị tại nhà
- Kiểm soát chặt chẽ tránh lây nhiễm dịch bệnh tại Bệnh viện Đk Huyện Thọ Xuân